Searching...
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Tìm hiểu về bệnh hội chứng ống cổ tay

Bệnh hội chứng ống cổ tay (OCT) là căn bệnh rất thường gặp đặc biệt là ở những người béo phì, bệnh tiểu đường, những người sử dụng tay nhiều, phụ nữ đang mang thai, những người làm việc nặng nề như bê vác, thợ sửa xe,....đều là những người rất hay gặp phải hội chứng này. Ngay cả những người làm công việc nhẹ nhàng nhưng phải hoạt động tay nhiều như: nhân viên đánh máy văn phòng, xe ôm, tài xế lái xe,.... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hội chứng ống cổ tay. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh hội chứng ống cổ tay.
  1. Điều trị thoái hóa khớp ngón tay.
  2. Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Triệu chứng bệnh hội chứng ống cổ tay.

Khi dây thần kinh nằm giữa chạy trong ống cổ tay bị chèn ép và gây ra các triệu chứng như: đau tê bàn tay ảnh hưởng đến ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Tình trạng đau tê thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, có thể do tư thế ngủ đè nén một bên người hoặc tư thế gập cổ tay, tê nhiều khiến cho người bệnh phải giật mình tỉnh dậy.
Các trường hợp bệnh ở mức trung bình, người bệnh sẽ bị tê khi cầm nắm tay, khi thả lỏng duỗi bàn tay thì hết cảm giác tê.
Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng, chèn ép thần kinh lâu dài không được sử lý, người bệnh sẽ bị tê liên tục ngay cả khi không cầm nắm. Thậm chí người bệnh có cảm giác các ngón tay rất yếu, cầm đồ vật hay bị rơi và có hiện tượng thịt bắp bị teo dần(liệt cơ vùng mô cái)

Nguyên nhân bệnh hội chứng ống cổ tay.

Hầu hết các trường hợp bệnh hội chứng ống cổ tay đều không rõ nguyên nhân. Hội chứng này co thể kết hợp với bất cứ lý do nào gây chèn ép lên dây thần kinh nằm giữa ống cổ tay.

Những người làm đánh máy văn phòng có thể bị hội chứng ổng cổ tay.
Chẩn đoán bệnh.
Phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh khá chính xác đó là đo điện cơ EMG giúp xác định vị trí thần kinh bị chèn ép là ở cổ tay hay ở khuỷu tay. Đồng thời xác định được mức độ tổn thương của thần kinh(nhẹ, trung bình hay ở mức độ nặng).

Điều trị bệnh hội chứng ống cổ tay.

Điều trị không dùng thuốc:
Mang nẹp cổ tay khi làm việc và khi ngủ vào ban đêm.
Ngâm tay với nước muối ấm, kèm theo xoa bóp, mát xa vùng cổ tay và các ngón tay.
Điều trị tại các trung tâm vật lý trị liệu: tập nhúng sáp nóng, sóng siêu âm vùng cổ tay hay xung điện trị liệu....
Điều trị dùng thuốc:
Nên đến khám tại các cơ sở có chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa xương khớp để phẫu thuật vùng bị tổn thương.
Dùng thuốc: Dùng thuốc kháng viêm Non - Steroids, Vitamine, Calcium,...
Tiêm thuốc Cortisone tại vùng bị chèn ép thần kinh.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để giải phóng vùng thân kinh giữa ống cổ tay.
Đối với các trường hợp điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả, dẫn đến dấu hiệu bị teo cơ mô cái, hay đo kết quả EMG ở mức độ cao. Thường sau khi phẫu thuật người bệnh sẽ bớt hay hết hoàn toàn dấu hiệu tê tay, tùy vào mức độ tổn thương mà thời gian phục hồi sẽ giao động từ 4 tháng, 6 tháng đến 1 năm.

Phẫu thuật điều trị bệnh hội chứng ống cổ tay.
  1. Tình trạng gai cột sống s1 là gì?.
  2. Bệnh nhân bị viêm khớp không nên ăn gì?.
Khả năng tái phát sau khi mổ là rất ít xảy ra, trường hợp tái phát lại là những trường hợp do đặc thù công việc khiến vùng cổ tay bị tổn thương hay do không tuân thủ đúng theo phương án điều trị.
Sau khi phẫu thuật xong người bệnh nên có liệu trình tập vật lý trị liệu để vết thương mau lành sẹo, và quan trọng hơn là kích thích hệ thần kinh vùng tổn thương mau phục hồi giúp tránh tình trạng teo cơ.
Việc điều trị còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người, nên tốt nhất các bạn nên đi thăm khám để các bác sĩ kiểm tra qua đó đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!!!.



Xem thêm:

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp
Tổng hợp các cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Back to top!